Cách sử dụng giấy tờ trên tài khoản định danh điện tử thế nào?
Cách sử dụng giấy tờ trên tài khoản định danh điện tử thế nào? Với tài khoản định danh điện tử ở mức độ 2, công dân sẽ được phép tích ...
Cách sử dụng giấy tờ
trên tài khoản định danh điện tử thế nào?
Với tài khoản định
danh điện tử ở mức độ 2, công dân sẽ được phép tích hợp các loại giấy tờ như:
Giấy phép lái xe (GPLX), thẻ bảo hiểm y tế (BHYT). Như vậy, để sử dụng hai loại
giấy tờ này trong tài khoản định danh thế nào?
Câu hỏi: Tôi mới đăng kí tài
khoản định danh điện tử, sắp tới tôi định đi tích hợp một số loại giấy tờ vào
tài khoản định danh. Cho tôi hỏi cách sử dụng giấy tờ trên tài khoản định danh
điện tử thế nào?
Chào bạn, dể sử dụng VNeID thay cho giấy phép lái xe, thẻ bảo
hiểm y tế, công dân phải đăng ký tài khoản định danh điện tử mức 2.
Các thông tin chứa
trong tài khoản định danh điện tử
Căn cứ theo quy định tại các Điều 8, 9, 12 Nghị định
59/2022, tài khoản định danh điện tử của mỗi cá nhân đều có các thông tin cơ bản
để xác định danh tính của công dân đó.
Tài khoản định danh điện tử cá nhân được chia thành 2 mức độ
với thông tin và giá trị sử dụng không giống nhau.
Thông tin của công
dân chứa trong tài khoản định danh điện tử cá nhân mức độ 1, gồm:
- Số định danh cá nhân
- Họ và tên
- Ngày, tháng, năm sinh
- Giới tính.
Nếu là người nước ngoài thì trong tài khoản định danh có
thêm thông tin về số, ký hiệu, ngày, tháng, năm, loại giấy tờ và nơi cấp hộ chiếu
hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.
Thông tin tài khoản định
danh điện tử cá nhân mức độ 2
Tài khoản định danh điện tử cá nhân mức độ 2 chứa đầy đủ
thông tin cá nhân như cấp độ 1.
Ngoài ra còn có thêm thông tin sinh trắc học của công dân là ảnh chân dung, vân tay và có thể tích hợp thêm các loại giấy tờ như GPLX, đăng ký xe, thẻ BHYT…
Cách sử dụng giấy tờ
trên tài khoản định danh điện tử
Muốn sử dụng giấy tờ tích hợp vào tài khoản định danh điện tử,
bạn cần đăng nhập ứng dụng VNeID.
Nếu chưa có ứng dụng này có thể tải về và đăng
ký tài khoản định danh điện tử.
Sau khi đăng nhập thành công vào ứng dụng VNeID, màn hình
trang chủ tài khoản định danh điện tử sẽ xuất hiện tùy theo mức độ tài khoản bạn
đã đăng ký và đã được phê duyệt có thể là Mức 1 hoặc Mức 2.
Tài khoản định danh điện tử mức độ 2 sẽ hiển thị bảng thông
tin cơ bản của công dân bao gồm các loại giấy tờ đã đăng ký tích hợp vào tài
khoản định danh điện tử như Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, giấy phép lái xe,
giấy đăng ký xe, mã số thuế…và có giá trị tương đương thẻ CCCD gắn chíp vật lý.
Khi bạn cần sử dụng giấy tờ đã tích hợp vào tài khoản định danh điện tử, vào ô “Ví giấy tờ” ở phía dưới màn hình.
Tiếp theo, cần nhập Passcode để xác minh người dùng.
Lưu ý: Mã passcode là một loại mã bảo mật, được sử dụng để xác
thực khi sử dụng các dịch vụ trên ứng dụng VNeID. Mã passcode gồm 6 ký tự số từ
0 đến 9.
Sau khi nhập đúng mã passcode, hệ thống sẽ hiển thị hình ảnh
về loại giấy tờ đã lựa chọn. Riêng với Giấy phép lái xe sắp hết hạn hệ thống có
thể bôi đỏ thời hạn.
- Đối với thông tin đăng ký xe, giấy phép lái xe: Các thông
tin hiển thị các hạng giấy phép lái xe, đăng ký xe trên VNeID được liên thông,
xác thực với Cơ sở dữ liệu về giao thông vận tải. Người dân và cơ quan chức
năng có thể sử dụng khi thực hiện các thủ tục liên quan đến công tác kiểm tra,
kiểm soát, xử lý vi phạm về giao thông đường bộ.
- Đối với thông tin thẻ Bảo hiểm y tế: Tài khoản định danh
điện tử sẽ thay thế thẻ Bảo hiểm y tế vật lý. Thông tin hiển thị của thẻ Bảo hiểm
y tế trên ứng dụng VNeID được xác thực và truy xuất từ Cơ sở dữ liệu bảo hiểm y
tế Việt Nam, phục vụ cơ quan chức năng, công dân sử dụng khi khám chữa bệnh
cũng như thanh toán bảo hiểm mà không cần trình thẻ bảo hiểm y tế truyền thống.
Trên đây là thông tin về cách sử dụng giấy tờ trên tài
khoản định danh điện tử.
Nguồn Hiểu Luật -
www.hieuluat.vn
----------
2 cách đăng ký tài
khoản định danh điện tử công dân cần biết là gì?
Thời gian tới, khi
tài khoản định danh điện tử được phê duyệt, kích hoạt rộng rãi thì tài khoản định
danh có thể được dùng để thay thế Căn cước công dân. Tài khoản định danh điện tử
đem đến sự tiện lợi cho người dân trong việc thực hiện các giao dịch, thủ tục.
Vậy đăng ký tài khoản định danh bằng cách nào?
Câu hỏi: Tôi muốn hỏi cách đăng ký tài khoản định danh điện tử thế nào? Nếu
không đăng ký có bị phạt hay không?
Chào bạn, HieuLuat xin thông tin về câu hỏi của bạn như sau:
2 cách đăng ký tài
khoản định danh điện tử
Cách 1: Đăng ký tài
khoản định danh điện tử trực tiếp tại cơ quan Công an.
Nếu công dân đến cơ quan Công an quận, huyện, tỉnh, thành để
thực hiện thủ tục cấp, đổi, cấp lại căn cước công dân (CCCD) gắn chip có thể kết
hợp thực hiện đăng ký cấp tài khoản định danh điện tử.
Theo đó, công dân cung cấp các thông tin theo 3 bước.
Bước 1: Thông báo với cán bộ về việc làm hồ sơ cấp tài khoản
định danh điện tử.
Thông tin đăng ký gồm: Số điện thoại, địa chỉ hòm thư điện tử
(email), có thể cung cấp thêm các thông tin về người phụ thuộc cùng giấy tờ kèm
theo (nếu công dân có nhu cầu tích hợp các thông tin này vào hồ sơ đăng ký cấp
tài khoản định danh điện tử).
Nếu có nhu cầu đăng ký tích hợp các thông tin hiển thị trên ứng
dụng định danh điện tử quốc gia các loại giấy tờ như giấy phép lái xe, giấy
đăng ký xe, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,… công dân nhớ mang thêm các loại giấy
tờ gốc để đối chiếu.
Bước 2: Thực hiện làm hồ sơ cấp, đổi, cấp lại CCCD gắn chip
điện tử bao gồm thông tin nhân thân/thân nhân cùng thông tin sinh trắc.
Bước 3: Cán bộ xử lý hồ sơ cấp, đổi, cấp lại CCCD gắn chip
theo đúng quy trình cấp căn cước công dân.
Cách 2: Đăng ký tài
khoản định danh điện tử trên ứng dụng VneID
Thông qua ứng dụng VneID chỉ có thể đăng ký tài khoản định
danh điện tử mức 1.
Bước 1 - Tải ứng dụng Định danh điện tử Quốc gia (VNeID) từ App Store (hệ điều hành IOS) và CH Play (Hệ điều hành Android) về điện thoại.
Bước 2 - Tại ứng dụng VNeID, cần kê khai các thông tin:
- Số định danh cá nhân (12 chữ số trên thẻ CCCD); số hộ chiếu
hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế (với người nước ngoài)
- Số điện thoại, email
- Họ và tên khai sinh
- Giới tính
- Ngày, tháng, năm sinh
- Quốc tịch (với người nước ngoài)
Khi đăng ký tài khoản định danh điện tử trên ứng dụng, Hệ thống
định danh và xác thực điện tử sẽ so sánh, đối chiếu tự động thông tin người
đăng ký kê khai với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và so
sánh, đối chiếu với ảnh chân dung hoặc vân tay của người đăng ký.
Nếu trùng khớp sẽ tạo lập tài khoản định danh điện tử, đồng
thời gửi yêu cầu kích hoạt tài khoản cho người đăng ký qua số điện thoại hoặc
email đã đăng ký.
Người đăng ký thực hiện việc kích hoạt theo yêu cầu của Hệ
thống định danh và xác thực điện tử.
Kết quả phê duyệt tài khoản được gửi qua tin nhắn SMS, người
dân sau đó chỉ cần vào ứng dụng, kích hoạt và sử dụng.
Việc sử dụng tài khoản
định danh điện tử có hai cấp độ:
Mức 01
Có thể trải nghiệm một
số tiện ích cơ bản: đọc báo, khai báo y tế... Chỉ cần đăng ký bằng ứng dụng
VNeID theo hướng dẫn trên.
Mức 02
Có thể sử dụng tất cả
các dịch vụ tiện ích mà Bộ Công an cùng các bộ ngành liên quan xây dựng, liên kết.
Để đăng ký, phải đến
trực tiếp công an địa phương để cung cấp số điện thoại, email… Nếu muốn tích hợp
thêm Giấy phép lái xe, Đăng ký xe, thẻ Bảo hiểm y tế,... cần mang theo các giấy
tờ gốc để đối chiếu.
Chưa làm tài khoản định
danh điện tử có bị phạt?
Tài khoản định danh điện tử của mỗi công dân được Bộ Công an
xác thực thông qua hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đảm bảo tính
chính xác, tính duy nhất và tài khoản không thể giả mạo.
Tài khoản định danh điện tử khi được tích hợp đầy đủ thông
tin được xem như “Căn cước công dân điện
tử”, có thể dùng thay thế bản cứng.
Bên cạnh đó, người dân khi thực hiện các thủ tục, giao dịch
sẽ không cần mang theo bản cứng Căn cước công dân mà có thể thực hiện các thao
tác trên điện thoại. Điều này giúp người dân giảm tải việc mang nhiều giấy tờ bản
cứng đi thực hiện thủ tục hành chính, các giao dịch… Thông qua tài khoản định
danh, người dân còn có thể đăng ký khám chữa bệnh, khai báo cư trú,…
Theo thông tin từ Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự
xã hội (C06, Bộ Công an), hiện nay việc đăng ký tài khoản định danh điện tử
chưa bắt buộc, tuy nhiên khuyến khích công dân nên làm. Bởi các dịch vụ công dần
dần đều sẽ được thực hiện thông qua định danh điện tử. Do đó, công dân có tài
khoản định danh điện tử sẽ thuận lợi hơn khi thực hiện các dịch vụ công.
Như vậy, công dân nếu chưa làm tài khoản định điện tử cũng sẽ
không bị phạt.
Trên đây là giải đáp các quy định liên quan đến vấn đề đăng
ký tài khoản định danh điện tử.
Nguồn Hiểu Luật - www.hieuluat.vn